diễn đàn space
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

hu tuc man ro

2 posters

Go down

hu tuc man ro Empty hu tuc man ro

Bài gửi by acqui_stye_9x Wed Aug 06, 2008 10:14 am

Tại thủ đô N’Djamena cũng như ở các miền đất khác thuộc nước Cộng hòa Tchad, rất nhiều các bậc làm cha làm mẹ đã và đang bắt con gái của mình phải cắt bỏ bộ phận sinh dục ngoài.






Tập tục kì quái và dã man này hiện vẫn đang rất phổ biến tại nhiều quốc gia ở Châu Phi, thậm chí cả ở một số nước Châu Á, Châu Mỹ…

Khu phố Am-riguebé ở N’Djamena. Sáng hôm nay, Zenab, 9 tuổi và em gái Bébé, 7 tuổi, sẽ không tới trường học. Bà Khadidja, mẹ của hai đứa trẻ, đã quyết định như vậy. Trước 7 giờ sáng, một phụ nữ có tên là Mariam, túi khoác đeo chéo vai, đã tới nơi và bước về phía căn phòng được che riđô trắng phía ngoài cửa. Mariam là một trong số rất nhiều phụ nữ đang bí mật hành nghề phẫu thuật mà không có giấy phép và công việc của bà là phẫu thuật cắt bỏ bộ phận sinh dục ngoài của nữ giới.

Trong khi bà Mariam thực hiện công việc của mình, bé Bébé trần truồng nằm trên một chiếc chiếu phía đối diện với Mariam. Em nhắm nghiền hai mắt và cắn chặt răng nén chịu sự đau đớn. Ở phía ngoài cửa, các bà các cô đang dỗ dành Bébé và hứa sẽ cho em rất nhiều quà nếu em ngoan ngoãn nằm yên và nín khóc. Tới lượt Zenab. Cũng như em gái mình, cô bé cố gắng chịu đau mà không hề khóc một tiếng. Mỗi tháng, bà Mariam thường tiến hành khoảng một chục ca phẫu thuật như vậy với các bé gái.

Ủng hộ cho tập tục cắt bỏ bộ phận sinh dục ngoài, có rất nhiều bậc phụ huynh giống như bà Khadidja hiện vẫn đang bắt ép con gái mình phải đi phẫu thuật trước khi chính phủ Tchad kịp ra tay dẹp bỏ hủ tục tàn nhẫn này.

Trên thực tế, vào năm 2002, Cộng hoà Tchad đã từng thông qua một điều luật cấm tra tấn và đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay huỷ hoại thân thể con người nói chung và các cơ quan sinh sản nói riêng. Đạo luật trên nhắm tới “tất cả các hình thức bạo lực như cắt bỏ bộ phận sinh dục ở phụ nữ, tảo hôn, bạo hành gia đình và bạo lực tình dục”.

Tuy nhiên, đáng tiếc là pháp lệnh thi hành điều luật trên cho tới nay vẫn chưa được ban hành. Trong khi đó, theo Hiến pháp Tchad từ năm 1996 (đã được sửa đổi vào năm 2005), thì tất cả mọi người đều có quyền được tôn trọng và được hưởng sự toàn vẹn về thể chất cũng như về tinh thần.

Từ năm 2002, Ủy ban quốc gia ngăn chặn các phong tục tập quán truyền thống có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của phụ nữ và trẻ em của Tchad đã thành lập các khóa đào tạo cho thanh thiếu niên (cả trai lẫn gái) về vấn đề này. Sau khóa học, các học viên sẽ tới các vùng điểm nóng để tuyên truyền và giải thích lại những điều mình đã được học cho những thiếu niên khác, giúp họ hiểu được những ảnh hưởng tai hại của phong tục cắt bỏ bộ phận sinh dục ở nữ và các điều luật nghiêm cấm hành vi trên.

Ủy ban quốc gia thường xuyên tổ chức các cuộc trao đổi thẳng thắn giữa những em gái đã bị cắt bỏ bộ phận sinh dục với những người bạn cùng giới bình thường khác. “Các bé gái trên 10 tuổi sau khi được tuyên truyền và giải thích đều đã từ chối trước yêu cầu của bố mẹ”, bác sĩ Mariam Alladoumgué Djimounta, chủ tịch Ủy ban nói.

Tuy vậy, trước tình huống này, các bậc làm cha làm mẹ trước đây vốn có thói quen đưa con gái đi phẫu thuật từ khi giai đoạn dậy thì của các em khởi phát (12-14 tuổi) và lấy cớ rằng muốn chuẩn bị cho chúng trước khi kết hôn, thì nay lại chuyển hướng sang những bé gái dưới 10 tuổi bởi chúng còn quá bé nên dễ thuyết phục hơn.

“Tôi đã phẫu thuật cắt bỏ cơ quan sinh dục ngoài và hiện là mẹ của 12 đứa con mà chẳng thấy bất cứ một vấn đề nhỏ nào. Còn lý do vì sao những người phương Tây lên án phong tục này thì chẳng qua là bởi đó không phải là văn hóa của họ”, bà “lang băm” Mariam biện hộ.

Trong khi đó, cô Zara 22 tuổi, lại có suy nghĩ hoàn toàn khác. Lần phẫu thuật mà cô phải chịu đựng giống như một cơn ác mộng khiến cô suýt mất mạng. “Hôm đó, tôi đã bị mất quá nhiều máu. Dì ruột của tôi rất lo lắng, nhưng bà ấy không dám đưa tôi tới bệnh viện vì sợ ở đó người ta sẽ làm khó dễ cho bà”.

Theo số liệu thống kê, hiện nay ở châu Phi có khoảng từ 100 triệu đến 130 triệu phụ nữ đã từng trải qua quá trình phẫu thuật cắt bỏ bộ phận sinh dục. Và hàng năm, có đến 2 triệu trẻ em gái vẫn tiếp tục là nạn nhân của tập tục này. Phần lớn các em gái và phụ nữ trên sống ở 28 quốc gia châu Phi, một số khác sống tại châu Á.

Bên cạnh đó, hiện nay ngày càng có nhiều phụ nữ ở châu Âu, châu Úc, Canađa, Mỹ… mà chủ yếu là những người thuộc bộ phận dân nhập cư, tìm tới với loại hình phẫu thuật trên. Theo UNICEF, hiện tượng xuất huyết và nhiễm trùng sau phẫu thuật hoàn toàn có thể xảy ra và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nạn nhân nhất là trong điều kiện phẫu thuật lén lút và không được bảo đảm về chất lượng chuyên môn cũng như điều kiện vệ sinh.

Ngoài ra, những phụ nữ bị cắt bỏ bộ phận sinh dục còn có nguy cơ phải gánh chịu nhiều di chứng nặng nề về lâu dài: những cơn đau ghê gớm, tiểu tiện mất kiểm soát, lở loét các phần trên bộ phận sinh dục, vô sinh, khó đẻ, v.v… Rất nhiều người vẫn mù quáng ủng hộ cho thứ phong tục được coi là “đã được ghi trong kinh Coran” này.

Theo thống kê, có đến 61% phụ nữ Hồi giáo đã trải qua loại hình phẫu thuật trên trong khi đó con số này ở phụ nữ theo Thiên chúa giáo là 31%. Còn tại vùng Đông Nam Tchad nơi tục lệ cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ được coi là một truyền thống không dễ gì từ bỏ được thì trung bình có tới 9/10 phụ nữ thuộc các tộc người ở đây đã và đang phải chịu đựng sự đau đớn này.

Cùng với các chiến dịch tuyên truyền, giáo dục được các tổ chức, hiệp hội tiến hành từ hơn 5 năm qua, người dân Tchad hiện đang dần thẳng thắn nói “Không” với hủ tục lạc hậu và tàn nhẫn của dân tộc mình. Trong số đó có Zara, người dám lên tiếng chỉ trích những kẻ cố tình lợi dụng danh nghĩa của đạo giáo để biện hộ cho tục lệ dã man trên: “Không thể để cho họ muốn nói gì thì nói nữa! Các con gái của tôi chắc chắn sẽ không bao giờ phải chịu đựng sự tàn khốc này”.

Tuy nhiên, vẫn còn không ít khó khăn phía trước cần phải giải quyết. Trên thực tế, thông tin vẫn không dễ dàng đến được với mọi người dân. Thậm chí chỉ có một số ít dân chúng có thể hiểu thế nào là một điều luật. Bà Rosine Baiwong Amane, cộng tác viên của bộ phận kết nối và thông tin của Hiệp hội phụ nữ nói: “Các phong tục tập quán truyền thống là một thứ luật bất thành văn. Nó có sức mạnh còn lớn hơn cả các văn bản luật chính thức”.

Bà Amane cũng gợi ý rằng các văn bản luật nên được dịch ra các ngôn ngữ địa phương để người dân có thể dễ dàng tiếp cận hơn. Bên cạnh đó cũng cần huy động thêm sự đoàn kết và lên tiếng từ phía các nạn nhân và tất cả những ai phản đối hình thức phẫu thuật trên “để kêu gọi chính phủ nhanh chóng thông qua pháp lệnh thi hành luật cấm cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ


hu tuc man ro Camerun-full;init:
acqui_stye_9x
acqui_stye_9x
Thành viên
Thành viên

Nam Tổng số bài gửi : 10
Age : 31
Đến từ : qui nhon
Registration date : 05/08/2008

Về Đầu Trang Go down

hu tuc man ro Empty Re: hu tuc man ro

Bài gửi by sovang_cham_vn Thu Feb 26, 2009 4:10 pm

man rợ wa!!!!!!!

www.khamphavn.com cheers alien Twisted Evil

sovang_cham_vn
Thành viên mới
Thành viên mới

Nữ Tổng số bài gửi : 3
Age : 37
Registration date : 26/02/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết